Viên Xương Khớp GO Glucosamine 1500mg New Zealand

Những người dễ bị loãng xương

Nguyen nhan va cach phong tranh dau khop o nguoi gia

NGƯỜI DỄ BỊ LOÃNG XƯƠNG

Loãng xương và giới tính

Loãng xương là hậu quả của quá trình hủy xương vượt quá sự sinh xương. Ở nam và nữ, quá trình tạo xương và hủy xương này không hoàn toàn giống nhau, nếu hiểu được sự khác biệt đó sẽ giúp chúng ta dự phòng và điều trị hợp lý.

Diễn biến của khối lượng xương trong suốt cuộc đời trải qua ba pha:

1.Pha tạo xương ( đỉnh tạo khối xương) từ thơ ấu đến 20-30 tuổi: Đây là giai đoạn tạo xương tối đa. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi và khoáng chất cần thiết cho sự hình thành đỉnh khối xương. Khối xương càng nhiều thì mất xương dần theo thời gian càng ít gây hậu quả loãng xương hơn người có đỉnh khối xương thấp.

2.Pha mất xương sau 30-40 tuổi: Giai đoạn này mất xương khá chậm, diễn ra suốt cả cuộc đời với tốc độ bằng nhau giữa hai phái. Nếu một người không đạt được khối xương tối đa, mất xương ở giai đoạn này mới thật sự nghiêm trọng.

Sau 50 tuổi, phái nữ trải qua giai đoan mất xương rất nhanh do giảm sút hoóc môn nữ. Giai đoạn này nam giới không bị ảnh hưởng, nhưng với những người có kèm suy sinh dục, cũng là người dễ bị loãng xương.

3. Pha mất xương liên quan đến lão hóa: Từ 60 tuổi, cả hai phái mất xương như nhau và mất khoảng 20-30% chất xương.

Như vậy nam giới có thời gian tạo khối xương dài hơn nên khối xương ở nam giới lớn hơn nữ. Đến tuổi trưởng thành, khi nữ phải đối mặt với mất xương lúc mang thai và cho con bú, thì nam giới lại mất xương do hoạt động thể lực quá sức, stress, rượu, thuốc lá và cà phê.

Những người dễ bị loãng xương

Tất cả chúng ta, đến độ tuổi 35 trở lên đều là những người dễ bị loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi là loãng xương người già hay loãng xương type II, một tất yếu của quá trình phát triển, lúc này các tế bào sinh xương bị lão hóa, sự hấp thu canxi ở ruột bị hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hoóc môn sinh dục. Loãng xương tiên phát thường xuất hiện chậm, diễn biến chậm, tăng từ từ và ít có những biến chứng nặng nề như gãy xương hay lún xẹp các đốt sống.

Nếu quá trình loãng xương sẽ xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề hơn như: gãy, xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay ( xương cổ tay)…và được gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương type I khi có thêm các nguyên nhân sau:

  1. Phụ nữ sau khi mãn kinh hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính ( oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương). Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2-4% mỗi năm trong suốt 10-15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ( 65 tuổi) giảm từ 30-50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi 65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…hơn hẳn nam giới cùng tuổi.
  2. Bất động quá lâu ngày do bệnh tật ( chấn thương cột sống, phải bất động), do nghề nghiệp ( những người du hành vũ trụ khi ở trong tàu vũ trụ đi ra ngoài không gian)…vì khi bất động lâu ngày các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.
  3. Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường…và đặc biệt là suy giảm chức năng của tuyến sinh dục ( buồng trứng với phụ nữ và tinh hoàn đối với nam).
  4. Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày, gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu
  5. Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

Đau nhức xương- biểu hiện của loãng xương

Đau xương là biểu hiện dễ nhận thấy ở những người dễ bị loãng xương. Thường là đau nhức các đầu xương, đau xương, mỏi dọc các xương dài, đau nhức như tiêm toàn thân, đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn là do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế, lúc nằm yên, người bện thường thấy dễ chịu hơn.

Các triệu chứng toàn thân thường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, thường ra mồ hôi. Bệnh loãng xương thường có kèm  các bệnh của người có tuổi như: béo bệu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…

Loãng xương là bệnh lí của toàn hệ thống xương làm suy yếu sức mạnh của khung xương, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Hậu quả gãy xương do loãng xương sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Điều trị loãng xương rất tốn kém, đặc biệt là khi đã có các biến chứng nặng như gãy xương, gãy lún cột sống.

Bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. Tìm hiểu thêm về các chế độ tập luyện cho người bệnh xương khớp

Nguồn: Tổng hợp