Viên Xương Khớp GO Glucosamine 1500mg New Zealand

Loãng xương – xốp xương – thưa xương: Những điều cần biết

Nhung dieu can biet khi bị loang xuong

Bạn có biết từ 35 tuổi trở đi, mật độ xương bắt đầu giảm dần và tình trạng này sẽ tăng tốc theo thời gian. Nếu không được phòng ngừa sớm thì từ 55 tuổi trở đi, bạn sẽ bị loãng xương và dễ bị gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ.

Vậy, LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ?

* Loãng xương (còn được gọi là xốp xương hay thưa xương) là một bệnh lý của hệ thống xương. Loãng xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương, do hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi.
* Khi bị loãng xương, xương sẽ trở nên mỏng manh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như: cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…
Nói đơn giản hơn, loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và yếu, yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương cho dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không do chấn thương.

 

NHỮNG NGƯỜI DỄ BỊ LOÃNG XƯƠNG

* Tất cả chúng ta, nam & nữ, đến độ tuổi 35 trở lên đều có thể bị loãng xương. Đây là hiện tượng loãng xương tiên phát còn gọi là loãng xương người già hay loãng xương type II, một tất yếu của quá trình phát triển
* Những người có nguy cơ cao bị loãng xương thứ phát hay loãng xương type I:
1.Phụ nữ sau khi mãn kinh
2.Bất động quá lâu ngày do bệnh tật
3.Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường…và đặc biệt là suy giảm chức năng của tuyến sinh dục ( buồng trứng với phụ nữ và tinh hoàn đối với nam).
4.Bị bệnh suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày, gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu
5.Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

——
Riêng với phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính ( oestrogen có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương).

Khối lượng xương sẽ mất đi từ 2-4% mỗi năm trong suốt 10-15 năm đầu sau mãn kinh. Khối lượng xương của đa số phụ nữ (65 tuổi) giảm từ 30-50%, có người chỉ còn không tới 30% khối lượng xương. Chính vì vậy, ở phụ nữ tuổi 65 thường gặp các biến chứng nặng của loãng xương như gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay…hơn hẳn nam giới cùng tuổi.

Bạn có cảm nhận thấy những dấu hiệu bất thường với hệ thống xương khớp của mình không? Hãy chia sẻ để cùng trao đổi với chuyên gia tư vấn. SĐT: 04 666 430 99 hoặc 0962 48 84 84